SEO là tập hợp các phương pháp, kỹ thuật và thủ thuật để tối ưu website thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm để đạt được thứ hạng tốt nhất cho website của mình trên bảng xếp hạng Google. Điều này mình cũng đã nói trong bài viết trước. Nếu bạn chưa biết thì nên đọc qua để hiểu được SEO là gì.
Hôm nay, mình sẽ tổng hợp cho các bạn tổng quan quy trình SEO web luôn đúng mọi thời đại để bạn có thể tối ưu cho một website, tổng quan quy trình SEO web này giúp bạn định hình được các bước để tối ưu website về một chủ đề hay một lĩnh vực kinh doanh nào đó để có thể đạt được top trên Google. Tất cả quy trình này do mình tự tổng hợp trong quá trình tự học SEO và làm SEO của mình.
Tổng quan quy trình SEO web gồm 6 bước cơ bản
Bước 1: Nghiên cứu từ khóa SEO
a. Khám phá từ khóa
- Sử dụng Google Keyword Tool để tìm hiểu về các từ khóa trong lĩnh vực bạn chuẩn bị SEO
- Kiểm tra các từ khóa mà đối thủ đang SEO
- Tìm các từ khóa mở rộng (Long-tail keyword): Bạn có thể sử dụng công cụ gợi ý trên website keywordtool.io hoặc dùng Google Suggest
b. Phân tích từ khóa
Tiêu chuẩn để phân tích từ khóa:
- Lượng tìm kiếm hàng tháng
- Chỉ số hiệu quả của từ khóa
- Độ khó của từ khóa
-> Ở bước này, bạn cần phân tích kỹ lưỡng trước khi chọn từ khóa để SEO. Tránh trường hợp SEO lên top 1 từ khóa nào đó rồi mới nhận thấy từ khóa đó không mang lại lượt truy cập cũng như không mang lại giá trị kinh tế. Ngoài ra, cũng cần phân tích kỹ để tránh làm phải từ khóa quá khó lên top. Bạn nên ưu tiên SEO từ khóa mở rộng lên top trước sau đó mới SEO từ khóa chính.
Bước 2: Phân tích sự cạnh tranh
Để xem các đối thủ cạnh tranh với mình mạnh đến cỡ nào và cũng là để học hỏi và làm theo những điểm mạnh của họ bạn cần phân tích 10 đối thủ mạnh nhất nằm trong top 10.
Cách để kiểm tra rất đơn giản, bạn chỉ cần cài Addons SEOquake và xem các chỉ số nó hiện ra như sau:
– Pagerank (PR)
Chỉ số này càng cao thì website đó càng có chất lượng và có độ uy tín cao, điều này cũng đồng nghĩa với việc các trang được liên kết từ website có chỉ số PR cao sẽ được đánh giá cao và có thể xếp hạng cao hơn. Nhưng tính đến đầu năm 2014 thì Google đã bỏ không cập nhật chỉ số Pagerank nữa. Nên không ai biết được là nó có còn quan trọng trong SEO nữa không.
Update: Hiện tại thì Google và cả SEOquake đã bỏ chỉ số Pagerank nên chúng ta sẽ không xét đến nó nữa.
– Số trang đánh chỉ mục (Index)
Đây là chỉ số index các bài viết, nội dung có trong website của bạn. Chỉ số này càng cao càng tốt vì nó thể hiện là nội dung trên website của bạn đã được Google tiếp nhận. Để tăng chỉ số này bạn chỉ cần tạo ra các nội dung, bài viết tối ưu và có ích cho người dùng.
– Số lượng trang liên kết đến và chất lượng liên kết (LD)
Cái này bạn nên học từ đối thủ và làm theo điểm mạnh mà họ đang làm
– Backlink đổ về website
Bạn có thể dụng ahrefs.com để check số lượng backlink đổ về website đối thủ và từ đó bạn hãy lấy những backlink chất lượng có thể để đi link cho website của mình. Bạn nên phân tích backlink theo các tiêu chí sau:
+ Số lượng backlink trỏ về
+ Chất lượng của những backlink đó: Linkout nhiều hay ít (càng ít càng tốt), nó là dofollow hay nofollow ,…
+ Các Anchor Text họ sử dụng như nào
– Tuổi đời của domain (Age)
Cái này càng lâu đời càng tốt nhé
– Xem cấu trúc website
Sử dụng SEO Browser để xem website theo cách thức công cụ tìm kiếm truy cập vào website của bạn và của đối thủ. Nên thiết kế cấu trúc website của bạn sao cho bot tìm kiếm dễ thu thập thông tin nhất.
Bước 3: Tối ưu hóa trong trang (Onpage Optimization)
Tối ưu hóa trong trang web hay còn gọi là SEO Onpage là việc cải tiến lại code và nội dung cho trang Web của bạn để các công cụ tìm kiếm dễ dàng truy cập và thu thập dữ liệu trên trang web của bạn. Onpage SEO chủ yếu là cải tiến các HTML tags – bao gồm thẻ H1, thẻ Title, thẻ Bold… Dưới đây là danh sách các yếu tố chính phục vụ cho SEO OnPage mà bạn cần phải làm.
a. Thẻ tiêu đề (Title)
+ Mỗi trang web cần có tiêu đề riêng. Nên khác biệt và hấp dẫn hơn các website đối thủ để thu hút sự chú ý và dễ lên top hơn (theo mình tự đánh giá nhé).
+ Công cụ : Sử dụng Google Webmaster Tools (bây giờ Google gọi nó là Search Console) để tìm ra các thẻ tiêu đề trùng lặp trên website
+ Sử dụng từ khóa ở đầu tiêu đề trang
VD: Nếu bạn muốn SEO từ khóa là “tự học seo” thì tiêu đề trang nên là” Tự học SEO web miễn phí tại nhà với chuyên gia SEO“
+ Không nên lặp lại từ khóa nhiều lần trên tiêu đề. Sử dụng từ khóa 1 lần sau đó tìm biến thể của nó là tốt nhất
+ Tiêu đề không nên dài quá 65 kí tự kể cả khoảng trắng
+ Tiêu đề trang phải liên quan và mô tả đúng nội dung trong trang
b. Thẻ mô tả (Meta description)
+ Từ khóa trong thẻ này lặp lại tối đa 2 lần còn lại nên biến thể nó đi với mục đích tăng khả năng click
+ Thẻ meta description dài quá 160 kí tự
+ Sử dụng Google Webmaster tools để tìm các thẻ meta description trùng lặp trên website
c. Thẻ từ khóa (Meta keyword)
+ Đảm bảo các thẻ meta keyword liên quan tới nội dung trang
+ Đừng đặt các từ khóa ăn tiền ở đây. Bởi đối thủ ngó tới để ăn cắp từ khóa. Nói vậy thôi chứ họ muốn lấy thì họ phân tích ra được ngay. Và hiện nay thì thẻ này không còn quan trọng với Google nữa nhưng nếu có bạn cứ cho vào chẳng chết ai.
d. Nội dung trong trang (Content)
+ Chèn các từ khóa cần SEO trong đó bao gồm từ khóa chính, từ khóa mở rộng và cả các biến thể vào nội dung của trang
+ Từ khóa chính nên phân bổ ở đầu và cuối nội dung. Quan trọng nhất là phần đầu phải chứa từ khóa chính.
+ Không nên rải từ khóa khắp nơi trên trang mà hãy đặt sao cho nó có ý nghĩa vì nó có thể làm cho nội dung rối rắm và khó hiểu và rất dễ bị phạt vì đó là spam.
+ Mật độ từ khóa theo chuyên gia thường khuyến cáo từ 1 đến 3%, cá nhân mình thì khoảng 3,5% là được. Google lại khuyến cáo <5%.
e. Các thẻ H
Hãy đặt từ khóa trong thẻ H và quan trong nhất là thẻ H1, H2, H3. Mỗi thẻ nên chỉ có 1 mà thôi.
g. Địa chỉ Url hay là link trang web
+ Mỗi trang trong website là 1 địa chỉ Url riêng và không được phép trùng nhau
+ Sử dụng Url chứa từ khóa và có dạng như này: domain.com/tu-khoa-can-seo tránh trường hợp để Url không thân thiện theo kiểu: domain.com/1234abc
+ Nếu bạn có nhiều nội dung hãy tổ chức nó theo chuyên mục
h. Giải quyết các vấn đề Url theo chuẩn tắc
+Bạn có thể truy cập site bằng cách nhập “domain.com” và www.domain.com. Google sẽ coi đây là 2 site khác nhau với nội dung hoàn toàn giống nhau và có thể gây ảnh hưởng xấu tới SEO
Hãy tạo ra 1 file có tên gọi “ .htaccess “ chứa 3 dòng lệnh sau và đặt file ở thư mục gốc (root) của site:
RewriteEngine On RewriteCond %{HTTP_HOST} !^www.site.com$ RewriteRule ( . *) http://www.site.com/$1 [R=301,L]
Cảnh báo: File .htaccess là file thực thi cực mạnh. Trừ khi bạn biết mình đang làm gì bằng không hãy nhờ người khác làm hộ việc này. Và nên backup file .htacess đã có trước đó lại đề phòng trường hợp lỗi xảy ra.
Cấu trúc website và tính khả dụng
+ Hình ảnh có thẻ Alt
+ Đảm bảo văn bản không nằm trong các hoạt cảnh Flash hay hình ảnh để công cụ tìm kiếm có thể đọc được
+ Tránh dung Frame (khung nội dung) trên trang
+ Sử dụng các thẻ DIV thay cho các bảng trong việc tạo bố cục
+ Đảm bảo nội dung được thu thập bởi công cụ tìm kiếm (sử dụng SEO Browser và Google Webmaster Tools để kiểm tra các vấn đề khả năng thu thập (http://www.seobrowser.com))
+ Giữ mã nguồn gọn gàng. Loại bỏ các mã rác. Sử dụng mã Javascrip và CSS bên ngoài trang để giúp trang nhẹ hơn
+ Chạy bộ kiểm tra tính hợp lệ HTML (http://validator.w3.org) để giải quyết các vấn đề lớn lỗi HTML
+ Xử lý các liên kết chết bằng công cụ WC3 Link Checker (http://validator.w3.org/checklink)
+ 1 trang xử lý lỗi 404 error (lỗi không tìm thấy trang) và không chứa liên kết chết. Giúp ngăn các chương trình dò tìm tự động (bot) của công cụ tìm kiếm dò lặp trên site
+ 1 file robots.txt để bot của các công cụ tìm kiếm thăm dò những khu vực nhạy cảm trên site.
+ Tạo HTML sitemap (bản đồ trang) và XML sitemap sau đó gửi cho các công cụ tìm kiếm để nó index website nhanh hơn
+ Nhập địa chỉ dưới chân trang (footer) và chọn vị trí công ty trong google webmaster tools
+ Khắc phục các vấn đề chùng lặp nội dung
Nội dung trung lặp bên ngoài : Cùng nội dung được đăng lên site của bạn và các site khác
+ Nội dung trùng lặp bên trong
+ Kiểm tra bộ nhớ đệm (cache) của google để đảm bảo trang được đánh chỉ mục gần đây (catch:domain)
Bước 4: Xây dựng nội dung (Content)
Ở bước xây dựng nội dung này gồm 2 phần chính đó là:
– Biên tập, tối ưu nội dung bài viết: Để có được nội dung tốt cho website của mình thì bài viết của bạn phải đảm bảo các yếu tố như chất lượng bài viết, sự độc đáo, cuốn hút người đọc, trong bài viết bạn nên có hình ảnh hoặc video minh họa cho nội dung bài viết, bạn phải chú ý tới các yếu tố cơ bản trong công tác viết bài như cấu trúc bài viết, lỗi chính tả. Hãy tạo ra những bài viết thật sự có ý nghĩa cho website của mình và cho người đọc.
– Mật độ từ khóa (Density): Đây cũng là một trong những yếu tố khá quan trọng trong SEO Onpage, mật độ từ khóa bạn muốn đẩy được bố trí một cách hợp lý theo tỷ lệ mình đã nói ở trên và đặt ở vị trí phù hợp trong bài viết sẽ có tác dụng rất tốt trong việc khai báo với Spider về nội dung bài viết bạn muốn hướng tới.
Bước 5: Xây dụng liên kết (Backlink)
a) Quy tắc khi xây dựng liên kết
– Quy tắc 1: Càng nhiều càng vui
– Quy tắc 2: Liên kết từ các site tin cậy sẽ có giá trị hơn
+ Một liên kết từ CNN.com đáng giá hơn nhiều so với nhiều liên kết từ blog hay diễn đàn kém chất lượng
+ Hãy tìm kiếm các site có giá trị DA (Domain Authority – uy tín của domain ) từ 55 trở lên
+ Sử dụng công cụ : SEOMoz Tollbar : http://www.seomoz.org/seo-toolbar để kiểm tra DA của site
– Quy tắc 3: Ý nghĩa của sự liên quan
– Quy tắc 4: Ý nghĩa của việc liên kết đến trang
+Tạo nhiều liên kết trỏ tới trang bạn muốn xếp hạng
– Quy tắc 5: Tiêu đề liên kết là tất cả
+ Nếu bạn muốn có thứ hạng đầu trên google cho cụm từ khóa “đại lý maketing trực tuyến” thì liên kết “đại lý maketing trực tuyến” sẽ có giá trị hơn “Nhấn vào đây”
– Quy tắc 6: Ý nghĩa của ngữ cảnh
+ Hãy quan tâm đến vị trí đặt liên kết trên trang
+ Liên kết đặt ở đầu trang đáng giá hơn 1 liên kết đặt dưới chân trang
– Quy tắc 7: Tính các liên kết bên trong
+ Tạo các liên kết có từ khóa đi kèm
+ Sử dụng công cụ Xenu’s Link Sleuth : Để kiểm tra các liên kết nội bộ bị chết http://home.snafu.de/tilman/xenulink.html
– Quy tắc 8: Không phải mọi liên kết đều sống mãi
+ Sử dụng Atrophy Diagnosis : http://home.snafu.de/tilman/xenulink.html
Đánh giá xem các kiên kết sẽ tồn tại được bao lâu
– Quy tắc 9: Giúp các liên kết trông tự nhiên
– Quy tắc 10: Nhận thức về liên kết no-follow
+ Đây là các liên kết không được chia sẻ PR từ trang liên kết
+ Sử dụng SEOMoz Toolbar tìm ra các liên kết no-follow
b) Ba cách để có được liên kết
1. Tự giành được: Hãy tạo ra các website, blog vệ tinh sau đó trỏ về website cần SEO. Hãy học cách làm web WordPress để tạo site vệ tinh nhanh chóng.
2. Xây dựng: Chèn các liên kết vào diễn đàn, blog, danh bạ của bạn
3. Đề nghị: Liên hệ với người quản trị website, blog để đề nghị trao đổi liên kết
c) Chiêu thức xây dựng liên kết
Từ site liên kết tới các đối thủ
+Sử dụng công cụ: SEOMoz Link Intersect Tool (http://www.seomoz.org) tìm ra những site đang liên kết tới 5 site được xếp hạng đầu tiên trên google cho từ khóa của bạn (trả phí)
+Cách để lấy liên kết từ các site này
Site là blog: Đề nghị gửi bài viết dưới vai trò tài khoản khác
Site là diễn đàn: Đăng lên 1 bài viết
Site là Resources/Links (Tài nguyên liên kết) hãy cố gắng để được đưa vào đó
Nếu site là danh bạ hoặc các site cho phép được liệt kê trên đó hãy gửi liên kết lên
Tìm thấy các liên kết chết trên website: Sử dụng đó như là cái cớ liên lạc với người quản trị website. Khi họ phản hồi, hãy đề nghị cung cấp nội dung cho họ . Nếu họ không có các liên kết chết hãy đưa ra góp ý bổ sung giúp site họ tốt hơn
+ Sử dụng CRM (Customer Relationship Management – quản lý quan hệ khách hàng ) để theo dấu họ
+ Liên kết từ các site thứ hạng đầu
Tìm ra các site đứng đầu cho những từ khóa nhất định và cố gắng để có liên kết từ những site này
Bước 6: Phân tích tính hiệu quả của các bước trên
Sau một quá trình các bạn thực hiện 5 giai đoạn trên, thì cũng đến lúc các bạn phải nhìn lại công việc một cách tổng thể để đưa ra những nhận dịnh, đánh giá và phán đoán cho các công việc đã đang và sẽ làm.
Bạn sẽ kiểm tra lượng traffic hàng ngày, thứ hạng của bộ từ khóa xem hệ thống từ khóa đó đang nằm ở vị trí nào, đã đạt yêu cầu so với tổng tiến độ mình đặt ra hay chưa.
Dựa vào các phân tích website của bạn để có thể dự đoán thứ hạng và cách làm mà bạn sẽ thực hiện nhằm cải thiện thứ hạng. Nếu cách làm của bạn đang thực hiện có hiệu quả tốt thì việc đưa ra phương án để nâng cao thứ hạng website và xác định mục tiêu tiếp theo cho nó sẽ bớt đi phần nào khó khăn so với việc website của bạn chưa có nhiều tiến triển sau khi đã hoàn thành bốn bước trên.
Lời kết
Như vậy, với 6 bước cơ bản trên là tổng toàn bộ quá trình SEO bạn cần phải làm. Với bài tổng quan về quy trình SEO này bạn sẽ thấy nó luôn đúng với mọi thời đại. Vì đó là những gì cơ bản nhất bạn cần phải làm để đẩy website lên top. Chúc các bạn sẽ học SEO thành công và ngày càng nắm chắc được kiến thức SEO để làm việc tốt hơn.
Không biết nhiều về code có tự làm blog như thế này được không ạ. Theo dõi rất ngưỡng mộ bạn, cảm ơn bạn những chia sẻ khá bổ ích cho những người mới như mình.
Hoàn toàn được bạn nhé. Bạn có thể học làm web với WordPress và tìm hiểu thêm chút về HTML và CSS là tùy biến lại được theo ý mình.
Quá hay đọc blog của bạn thấy nhiều thông tin hữu ích quá mình cũng muốn được viết blog như bạn vậy đó
Cảm ơn bạn. Nếu bạn thích bạn cũng lập blog viết đi. Viết nhiều thành quen thôi à
Bài viết của bạn rất chi tiết, đọc dễ hiểu lắm. Cám ơn bạn rất rất nhiều. Chúc bạn thành công
Để nắm được và thành thạo hết tất cả các bước trên đòi hỏi thời gian và sự trải nghiệm thực tế qua nhiều dự án, chứ đọc không cũng khó nhớ lắm. Làm seo phải làm tổng thể như trên và không hề đơn giản mà. Quá nhiều kiến thức cần học.
Đúng vậy. Làm sao cần 1 quá trình và cần thời gian cũng như sự kiên trì. Đặc biệt là phải làm và làm thực tế thật nhiều thì mới giỏi hơn được.
Mình là người mới học Seo, đọc bài viết của bạn hướng dẫn quy trình rất chi tiết, cảm ơn bạn rất nhiều!